Với cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn cao, trong năm 2022, Bệnh viện Quân y 175 thu dung, điều trị hơn 66.400 lượt bệnh nhân (tăng hơn 52,3% so với năm 2021); cấp cứu hơn 5.000 ca và thực hiện hơn 23.100 ca phẫu thuật (tăng hơn 71,5% so với năm 2021), trong đó, có hơn 5.300 ca phẫu thuật loại đặc biệt…
Bệnh viện đã ghi nhận 10 trường hợp cấp cứu, điều trị đặc biệt gồm:
1. Phẫu thuật lấy khối u nhầy nhĩ khổng lồ trong tim cô gái trẻ

Tháng 8/2022, Khoa Phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện Quân y 175 điều trị thành ca bệnh u nhầy nhĩ phải khổng lồ cho bệnh nhân H.M.A.H., nữ, 20 tuổi. Theo các báo cáo được công bố trong nước, đây là ca bệnh u nhầy nhĩ phải có kích thước lớn nhất từng được điều trị thành công. Với kích thước 10×9,5×5,5cm, đây có thể là một trong những khối u nhầy có kích thước lớn nhất được công bố trên thế giới (khối u nhầy được công bố lớn nhất kích thước 10x6x8cm do tác giả Nina công bố năm 2012).
Tại Bệnh viện Quân y 175, bệnh nhân được chẩn đoán xác định u (qua siêu âm tim, chụp cắt lớp vi tính đa dãy – MSCT) và các cận lâm sàng khác tầm soát loại trừ huyết khối, các nguyên nhân ác tính thứ phát. Quá trình chẩn đoán đã phát hiện thêm tổn thương lao đa cơ quan (phổi, ruột) đang tiến triển. Ngay lập tức, bệnh nhân đã được hội chẩn, quyết định điều trị tổn thương lao 2 tuần và phẫu thuật sớm có trì hoãn.
Sau hơn 2 tuần điều trị tích cực tổn thương lao đa cơ quan, bệnh nhân được chuyển phòng mổ thực hiện phẫu thuật loại trừ khối u và sửa chữa các thương tổn do u gây ra trên tim.
Do tim rất lớn nên kíp mổ lựa chọn kỹ thuật mổ kinh điển qua đường chẻ dọc giữa xương ức, lấy được khối u có kích thước 10×9,5×5,5cm. Bệnh nhân được rút ống nội khí quản sau mổ 15 giờ, hiện đang điều trị phục hồi tại Khoa Phẫu thuật tim mạch với kết quả khả quan.
Tại Bệnh viện Quân y 175, bệnh nhân được chẩn đoán xác định u (qua siêu âm tim, chụp cắt lớp vi tính đa dãy – MSCT) và các cận lâm sàng khác tầm soát loại trừ huyết khối, các nguyên nhân ác tính thứ phát. Quá trình chẩn đoán đã phát hiện thêm tổn thương lao đa cơ quan (phổi, ruột) đang tiến triển. Ngay lập tức, bệnh nhân đã được hội chẩn, quyết định điều trị tổn thương lao 2 tuần và phẫu thuật sớm có trì hoãn.
Sau hơn 2 tuần điều trị tích cực tổn thương lao đa cơ quan, bệnh nhân được chuyển phòng mổ thực hiện phẫu thuật loại trừ khối u và sửa chữa các thương tổn do u gây ra trên tim.
Do tim rất lớn nên kíp mổ lựa chọn kỹ thuật mổ kinh điển qua đường chẻ dọc giữa xương ức, lấy được khối u có kích thước 10×9,5×5,5cm. Bệnh nhân được rút ống nội khí quản sau mổ 15 giờ, hiện đang điều trị phục hồi tại Khoa Phẫu thuật tim mạch với kết quả khả quan.
2. Ngâm xương trong ni tơ lạnh, tái ghép cứu đôi chân chàng trai bị ung thư.

Ban đầu, bệnh nhân bị đau khớp gối phải khoảng 2 tháng. Khi chơi thể thao, anh cảm thấy mức độ đau nhiều hơn ở mặt ngoài khớp. Sau đó, bệnh nhân chụp CT Scanner khớp gối phải phát hiện tổn thương hủy xương lồi cầu ngoài. Kết quả sinh thiết xác định anh bị ung thư xương ác tính (sarcoma)
Sau 3 đợt hóa trị, bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ khối u xương ác tính, nạo bỏ toàn bộ khối u. Phần xương vừa cắt ra được ngâm trong dung dịch Nitrogen bảo quản lạnh 20 phút. Tiếp tục rã đông trong nhiệt độ phòng 15 phút và rã đông trong nước cất 10 phút.
Êkip tiếp tục tái tạo lại lồi cầu ngoài bằng xương mào chậu kết hợp với xi măng. Xương sau khi tái chế được cấy ghép lại vào chân người bệnh. Các bác sĩ đã kết hợp xương bằng 2 nẹp vít, tái tạo lại dây chằng bằng chỉ siêu bền. Sau phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục phải hóa trị bổ trợ thêm 5 đợt. Đến nay, không ghi nhận biến chứng.
3. Cứu sống bệnh nhân sốt xuất huyết nặng, tổn thương nhiều cơ quan

Nam bệnh nhân sinh năm 1986, trú tại quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, tiền sử khỏe mạnh. Bệnh nhân bị sốt 5 ngày liên tục và điều trị theo toa thuốc ngoại trú của một bệnh viện với chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue. Tuy nhiên, sau thời gian dùng thuốc, bệnh nhân tiến triển nặng hơn buộc phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 175 trong tình trạng sốc, tổn thương đa cơ quan.
Ngay khi vào viện, bệnh nhân đã được hội chẩn toàn viện và hội chẩn cùng bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, với chẩn đoán: xuất huyết mức độ nặng, sốc, tổn thương đa cơ quan (hô hấp, gan , thận, rối loạn đông máu) ở ngày thứ 5.
Bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực với việc cho thở máy, kiểm soát dịch, chống sốc, lọc máu liên tục, thay huyết tương cấp cứu. Mặc dù thế, tình trạng sốc của bệnh nhân tiếp tục tiến triển nặng, suy đa cơ quan nặng.
Trước tình huống này, các y bác sĩ đã quyết định can thiệp đồng thời ECMO, vừa tiến hành thay máu, lọc máu liên tục cùng nhau, ngoài ra tiến hành kiểm soát đông máu từng giờ một. Trong suốt 10 ngày duy trì ECMO, bệnh nhân được lọc máu liên tục 12 lần, thay huyết tương cấp cứu tới 14 lần với tổng thể tích huyết tương thay thế là 56 lít, tương đương 280 đơn vị máu tươi.
Sau 47 ngày chăm sóc, điều trị tích cực, bệnh nhân đã vượt qua cửa tử của sốc sốt xuất huyết
Ngay khi vào viện, bệnh nhân đã được hội chẩn toàn viện và hội chẩn cùng bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, với chẩn đoán: xuất huyết mức độ nặng, sốc, tổn thương đa cơ quan (hô hấp, gan , thận, rối loạn đông máu) ở ngày thứ 5.
Bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực với việc cho thở máy, kiểm soát dịch, chống sốc, lọc máu liên tục, thay huyết tương cấp cứu. Mặc dù thế, tình trạng sốc của bệnh nhân tiếp tục tiến triển nặng, suy đa cơ quan nặng.
Trước tình huống này, các y bác sĩ đã quyết định can thiệp đồng thời ECMO, vừa tiến hành thay máu, lọc máu liên tục cùng nhau, ngoài ra tiến hành kiểm soát đông máu từng giờ một. Trong suốt 10 ngày duy trì ECMO, bệnh nhân được lọc máu liên tục 12 lần, thay huyết tương cấp cứu tới 14 lần với tổng thể tích huyết tương thay thế là 56 lít, tương đương 280 đơn vị máu tươi.
Sau 47 ngày chăm sóc, điều trị tích cực, bệnh nhân đã vượt qua cửa tử của sốc sốt xuất huyết
4. Can thiệp Ecmo thành công cho thanh niên bị đa chấn thương có tổn thương dập phổi nặng do tai nạn giao thông

Tháng 9/2022, các bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 đã kịp thời can thiệp ECMO thành công cho nam thanh niên bị tai nạn giao thông dẫn đến tổn thương đa cơ quan có tổn thương dập phổi nặng, tình trạng nguy kịch.
Bệnh nhân tên H. N. S. N, 19 tuổi, hiện là sinh viên. Trước đó, anh H. N. S. N bị tai nạn giao thông vào ngày 10/09/2022, được tiến hành sơ cứu tại chỗ và cấp cứu vào Bệnh viện Quân y 175.Các bác sĩ xác định bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch nên đã kích hoạt báo động đỏ “Code red” toàn bệnh viện.
Với tình trạng hết sức khó khăn của bệnh nhân, đội ngũ y, bác sĩ từ các chuyên khoa khẩn trương tiến hành phẫu thuật. Sau khi mở bụng cầm máu và tiến hành cấp cứu, các bác sĩ phát hiện chấn thương bị rách mạc nối lớn, thủng hỗng tràng và vỡ bàng quang. Ca phẫu thuật kéo dài trong nhiều giờ, đội ngũ y, bác sĩ hết sức thận trọng, gấp rút và tranh thủ “giờ vàng” để cứu sống cho bệnh nhân.
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được đưa vào khoa Hồi sức tích cực để điều trị, bước đầu chống sốc thành công. Tuy nhiên, sau đó 3 ngày, do tổn thương dập phổi tiến triển nặng, bệnh nhân bị diễn biến suy hô hấp rơi vào tình trạng nguy kịch và thất bại với thở máy.
Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành hội chẩn với các chuyên gia về hồi sức và đưa ra quyết định đặt ECMO (kỹ thuật oxy hóa qua màng ngoài cơ thể) để cứu sống cho bệnh nhân. Đây là quyết định hết sức khó khăn do bệnh nhân có nhiều nguy cơ chảy máu, khi chạy ECMO bắt buộc phải dùng thuốc kháng đông. Bệnh nhân tổn thương phổi quá nặng, lưu lượng ECMO không đủ để hỗ trợ cho phổi, đồng thời xuất hiện tình trạng chảy máu ở mũi miệng và vết mổ ngay thành bụng nên trước tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”, các bác sĩ bắt buộc phải sử dụng thuốc kháng đông tối thiểu, chấp nhận nguy cơ đông màng ECMO sớm hơn bình thường để bảo vệ bệnh nhân. Bên cạnh đó, các bác sĩ bắt buộc đặt thêm đường lấy máu phụ để nâng lưu lượng ECMO.
Nhờ sự phối hợp nhanh chóng, kịp thời của đội ngũ y, bác sĩ, giai đoạn nguy kịch nhất của bệnh nhân đã qua đi. Sau 7 ngày, bệnh nhân đã có đáp ứng, phổi dần cải thiện và rút ECMO, bệnh nhân tiếp tục được bác sĩ tiến hành phẫu thuật kết xương đùi hai bên, kết xương hàm mặt và tập cai máy thở
Bệnh nhân tên H. N. S. N, 19 tuổi, hiện là sinh viên. Trước đó, anh H. N. S. N bị tai nạn giao thông vào ngày 10/09/2022, được tiến hành sơ cứu tại chỗ và cấp cứu vào Bệnh viện Quân y 175.Các bác sĩ xác định bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch nên đã kích hoạt báo động đỏ “Code red” toàn bệnh viện.
Với tình trạng hết sức khó khăn của bệnh nhân, đội ngũ y, bác sĩ từ các chuyên khoa khẩn trương tiến hành phẫu thuật. Sau khi mở bụng cầm máu và tiến hành cấp cứu, các bác sĩ phát hiện chấn thương bị rách mạc nối lớn, thủng hỗng tràng và vỡ bàng quang. Ca phẫu thuật kéo dài trong nhiều giờ, đội ngũ y, bác sĩ hết sức thận trọng, gấp rút và tranh thủ “giờ vàng” để cứu sống cho bệnh nhân.
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được đưa vào khoa Hồi sức tích cực để điều trị, bước đầu chống sốc thành công. Tuy nhiên, sau đó 3 ngày, do tổn thương dập phổi tiến triển nặng, bệnh nhân bị diễn biến suy hô hấp rơi vào tình trạng nguy kịch và thất bại với thở máy.
Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành hội chẩn với các chuyên gia về hồi sức và đưa ra quyết định đặt ECMO (kỹ thuật oxy hóa qua màng ngoài cơ thể) để cứu sống cho bệnh nhân. Đây là quyết định hết sức khó khăn do bệnh nhân có nhiều nguy cơ chảy máu, khi chạy ECMO bắt buộc phải dùng thuốc kháng đông. Bệnh nhân tổn thương phổi quá nặng, lưu lượng ECMO không đủ để hỗ trợ cho phổi, đồng thời xuất hiện tình trạng chảy máu ở mũi miệng và vết mổ ngay thành bụng nên trước tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”, các bác sĩ bắt buộc phải sử dụng thuốc kháng đông tối thiểu, chấp nhận nguy cơ đông màng ECMO sớm hơn bình thường để bảo vệ bệnh nhân. Bên cạnh đó, các bác sĩ bắt buộc đặt thêm đường lấy máu phụ để nâng lưu lượng ECMO.
Nhờ sự phối hợp nhanh chóng, kịp thời của đội ngũ y, bác sĩ, giai đoạn nguy kịch nhất của bệnh nhân đã qua đi. Sau 7 ngày, bệnh nhân đã có đáp ứng, phổi dần cải thiện và rút ECMO, bệnh nhân tiếp tục được bác sĩ tiến hành phẫu thuật kết xương đùi hai bên, kết xương hàm mặt và tập cai máy thở
5. Điều trị thành công cho bệnh nhân suy hô hấp nguy kịch, rối loạn chức năng đa cơ quan

Bệnh nhân Nguyễn Hùng, quê ở Quảng Nam, là ngư dân trên tàu cá số hiệu QNG 96435TS. Ngày 24-2-2022, bệnh nhân được chuyển về Bệnh viện Quân y 175 từ bệnh xá đảo Trường Sa bằng máy bay trực thăng. Khi vào viện, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi cộng đồng diện rộng, tràn khí khoang màng phổi, biến chứng ARDS mức độ nặng, sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan…
Do tình trạng bệnh nhân diễn biến phức tạp nên các y bác sĩ bệnh viện đã tích cực, nỗ lực điều trị với quyết tâm cao nhất. Bệnh nhân đã trải qua 42 ngày phải thở máy, 14 ngày đặt Ecmo (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể) và 26 lần tiến hành CRRT (lọc máu liên tục). Sau 88 ngày điều trị, hiện sức khỏe bệnh nhân hồi phục tốt.
Khó khăn trong điều trị ca bệnh này là bệnh nhân bị viêm phổi cộng đồng diện rộng, nhập viện trễ, sốc nhiễm khuẩn, rối loạn chức năng đa cơ quan… nên vấn đề vận chuyển người bệnh từ huyện đảo Trường Sa về là rất khó khăn, nguy cơ suy hô hấp nặng hơn và có thể ngưng tim trên đường vận chuyển. Ngoài ra, bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng do đa vi khuẩn, đa kháng và nhiễm nấm xâm lấn, quá trình chạy Ecmo lại có tình trạng kháng thuốc chống đông máu (heparin) là những vấn đề cực kỳ khó khăn trong điều trị…
Do tình trạng bệnh nhân diễn biến phức tạp nên các y bác sĩ bệnh viện đã tích cực, nỗ lực điều trị với quyết tâm cao nhất. Bệnh nhân đã trải qua 42 ngày phải thở máy, 14 ngày đặt Ecmo (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể) và 26 lần tiến hành CRRT (lọc máu liên tục). Sau 88 ngày điều trị, hiện sức khỏe bệnh nhân hồi phục tốt.
Khó khăn trong điều trị ca bệnh này là bệnh nhân bị viêm phổi cộng đồng diện rộng, nhập viện trễ, sốc nhiễm khuẩn, rối loạn chức năng đa cơ quan… nên vấn đề vận chuyển người bệnh từ huyện đảo Trường Sa về là rất khó khăn, nguy cơ suy hô hấp nặng hơn và có thể ngưng tim trên đường vận chuyển. Ngoài ra, bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng do đa vi khuẩn, đa kháng và nhiễm nấm xâm lấn, quá trình chạy Ecmo lại có tình trạng kháng thuốc chống đông máu (heparin) là những vấn đề cực kỳ khó khăn trong điều trị…
6. Cứu sống bệnh nhân nước ngoài bị nhồi máu cơ tim nặng

Tháng 3/2022, Bệnh viện đã cấp cứu kịp thời, cứu sống nam bệnh nhân quốc tịch Australia (61 tuổi) bị nhồi máu cơ tim cấp.
Trước đó, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 175 tiếp nhận nam bệnh nhân trong tình trạng đau ngực giờ thứ ba, vật vã, khó thở. Các bác sĩ đã thăm khám, đo điện tim, hội chẩn khẩn cấp, nhận định bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có biến chứng rối loạn nhịp tim và sốc tim tiến triển, tiên lượng rất nặng nề và nguy cơ tử vong cao. Ngay sau khi được xử trí chống sốc, đặt máy tạo nhịp tim hỗ trợ, bệnh nhân được chuyển thẳng vào phòng thông tim để tiến hành thủ thuật can thiệp mạch cấp cứu.
Kết quả chụp mạch cho thấy, bệnh nhân bị tắc hoàn toàn động mạch vành bên phải đoạn gần, mạch máu tổn thương xoắn vặn, vôi hóa nặng. Sau gần 1 giờ thủ thuật, nhánh động mạch vành bị tắc đã được tái thông. Triệu chứng đau ngực của người bệnh giảm hẳn, tình trạng rối loạn nhịp và sốc tim cũng dần hồi phục. Được biết, nam bệnh nhân là phi công. Tiền sử bệnh bị tăng huyết áp, hút thuốc lá và thừa cân.
Trung tá, Bác sĩ CKII Lê Thanh Liêm, Phó chủ nhiệm, phụ trách Khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Quân y 175 cho biết: “Do được chuyển vào bệnh viện kịp thời nên cơ hội can thiệp, cứu sống bệnh nhân cao hơn. Cụ thể, người bệnh đã được tái tưới máu trong “khung giờ vàng”, tức là trong khoảng 6 giờ kể từ lúc đau ngực. Qua đó, giúp người bệnh sớm hồi phục sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống và khả năng tái hòa nhập với công việc của bản thân trước đó
Trước đó, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 175 tiếp nhận nam bệnh nhân trong tình trạng đau ngực giờ thứ ba, vật vã, khó thở. Các bác sĩ đã thăm khám, đo điện tim, hội chẩn khẩn cấp, nhận định bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có biến chứng rối loạn nhịp tim và sốc tim tiến triển, tiên lượng rất nặng nề và nguy cơ tử vong cao. Ngay sau khi được xử trí chống sốc, đặt máy tạo nhịp tim hỗ trợ, bệnh nhân được chuyển thẳng vào phòng thông tim để tiến hành thủ thuật can thiệp mạch cấp cứu.
Kết quả chụp mạch cho thấy, bệnh nhân bị tắc hoàn toàn động mạch vành bên phải đoạn gần, mạch máu tổn thương xoắn vặn, vôi hóa nặng. Sau gần 1 giờ thủ thuật, nhánh động mạch vành bị tắc đã được tái thông. Triệu chứng đau ngực của người bệnh giảm hẳn, tình trạng rối loạn nhịp và sốc tim cũng dần hồi phục. Được biết, nam bệnh nhân là phi công. Tiền sử bệnh bị tăng huyết áp, hút thuốc lá và thừa cân.
Trung tá, Bác sĩ CKII Lê Thanh Liêm, Phó chủ nhiệm, phụ trách Khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Quân y 175 cho biết: “Do được chuyển vào bệnh viện kịp thời nên cơ hội can thiệp, cứu sống bệnh nhân cao hơn. Cụ thể, người bệnh đã được tái tưới máu trong “khung giờ vàng”, tức là trong khoảng 6 giờ kể từ lúc đau ngực. Qua đó, giúp người bệnh sớm hồi phục sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống và khả năng tái hòa nhập với công việc của bản thân trước đó
7. Cứu sống bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, viêm cơ tim nặng đưa về từ Trường Sa

Tháng 7/2022, Bệnh viện Quân y 175 đã điều trị thành công cho bệnh nhân Mai Văn Bình (50 tuổi, quê Quảng Bình, nhân viên cơ điện tàu KN 465) bị suy đa cơ quan, biến chứng tim mạch nặng ra viện sau khi được cứu sống một cách ngoạn mục.
Trước đó, ngày 16/5/2022, tổ Cấp cứu đường không Bệnh viện Quân y 175 do bác sĩ Tạ Văn Bạch phụ trách, kịp thời đưa bệnh nhân Mai Xuân Bình bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa có biến chứng tim mạch nặng từ đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa vào đất liền bằng trực thăng.
Sau khi đưa về Bệnh viện Quân y 175, bệnh nhân được tầm soát các xét nghiệm, hội chẩn kết luận cho thấy tình trạng sốc nhiễm khuẩn đường vào từ đường tiêu hóa, viêm cơ tim, block AV độ 3, ngoài ra có tổn thương gan, thận, cơ quan tạo máu, phổi, rối loạn đông máu, biểu hiện DIC. Các y bác sĩ đã tiến hành hồi sức tích cực bằng cách kháng sinh mạnh, phổ rộng, đặt máy tạo nhịp tạm thời, thở máy hoàn toàn, lọc máu liên tục ( CRRT), kết hợp với thay huyết tương (TPE), theo dõi huyết động liên tục bằng hệ thống flotrac. Sau khi được xử trí bệnh nhân bắt đầu có đáp ứng một phần, nhịp tim trở về bình thường, rút được máy tạo nhịp, huyết áp đã ổn định và không cần sử dụng thuốc vận mạch, vẫn tiếp tục được hỗ trợ bằng thở máy, lọc máu liên tục.
Tuy nhiên, những ngày sau đó bệnh nhân lại xuất hiện thêm biến chứng viêm tụy cấp, nhiễm vi khuẩn đa kháng và nhiễm nấm xâm lấn làm tình trạng nặng lại càng thêm khó khăn. Bệnh viện đã huy động đội ngũ bác sĩ, thuốc men và trang thiết bị tốt nhất để bằng mọi giá cứu sống bệnh nhân. Sau khi hội chẩn các chuyên gia về tiêu hóa, hô hấp, hồi sức, bệnh nhân tiếp tục được duy trì các biện pháp điều trị hồi sức tích cực và bổ sung thêm đặt sonde khúc 2 tá tràng nuôi ăn, giảm tiết, kháng sinh, kháng nấm theo kháng sinh đồ.
Trước đó, ngày 16/5/2022, tổ Cấp cứu đường không Bệnh viện Quân y 175 do bác sĩ Tạ Văn Bạch phụ trách, kịp thời đưa bệnh nhân Mai Xuân Bình bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa có biến chứng tim mạch nặng từ đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa vào đất liền bằng trực thăng.
Sau khi đưa về Bệnh viện Quân y 175, bệnh nhân được tầm soát các xét nghiệm, hội chẩn kết luận cho thấy tình trạng sốc nhiễm khuẩn đường vào từ đường tiêu hóa, viêm cơ tim, block AV độ 3, ngoài ra có tổn thương gan, thận, cơ quan tạo máu, phổi, rối loạn đông máu, biểu hiện DIC. Các y bác sĩ đã tiến hành hồi sức tích cực bằng cách kháng sinh mạnh, phổ rộng, đặt máy tạo nhịp tạm thời, thở máy hoàn toàn, lọc máu liên tục ( CRRT), kết hợp với thay huyết tương (TPE), theo dõi huyết động liên tục bằng hệ thống flotrac. Sau khi được xử trí bệnh nhân bắt đầu có đáp ứng một phần, nhịp tim trở về bình thường, rút được máy tạo nhịp, huyết áp đã ổn định và không cần sử dụng thuốc vận mạch, vẫn tiếp tục được hỗ trợ bằng thở máy, lọc máu liên tục.
Tuy nhiên, những ngày sau đó bệnh nhân lại xuất hiện thêm biến chứng viêm tụy cấp, nhiễm vi khuẩn đa kháng và nhiễm nấm xâm lấn làm tình trạng nặng lại càng thêm khó khăn. Bệnh viện đã huy động đội ngũ bác sĩ, thuốc men và trang thiết bị tốt nhất để bằng mọi giá cứu sống bệnh nhân. Sau khi hội chẩn các chuyên gia về tiêu hóa, hô hấp, hồi sức, bệnh nhân tiếp tục được duy trì các biện pháp điều trị hồi sức tích cực và bổ sung thêm đặt sonde khúc 2 tá tràng nuôi ăn, giảm tiết, kháng sinh, kháng nấm theo kháng sinh đồ.
8. Cứu sống ngoạn mục bệnh nhân bị đa chấn thương được đưa từ Trường Sa về đất liền

Sau gần 15 ngày vượt qua những thử thách về địa lý và thời gian, đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 đã cứu sống thành công ngư dân bị đa chấn thương được đưa từ đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) về đất liền điều trị.
Trước đó, vào khoảng khoảng 04h00 ngày 01/10, nam bệnh nhân Trịnh Tân Tiến (31 tuổi, quê quán ở Ninh Thuận) khi đang khai thác hải sản trên biển thì bị ngã, đập mạnh người vào dây túi kéo cá của tàu. Các ngư dân trên tàu cá BĐ 96714 TS nhanh chóng đưa bệnh nhân vào Trung tâm Y tế Thị trấn Trường Sa (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa).
Các bác sĩ đầu ngành tại các chuyên khoa Khoa Ngoại Bụng, Khoa Ngoại Lồng ngực, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Hồi sức tích cực đã tiến hành phối hợp hội chẩn và xác định bệnh nhân bị đa chấn thương bao gồm chấn thương ngực kín, gãy hai xương sườn 6, 7 cung trước bên phải, dập phổi phía sau thùy S8-S9 có tràn dịch màn phổi phải ít, chấn thương bụng kín, dập vỡ gan lớn độ 4, chảy máu trong ổ bụng nhiều, theo dõi tổn thương tạng rỗng, biến chứng viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết do tai nạn lao động giờ thứ 28.
Tiếp đó, các bác sĩ đã tranh thủ “cướp giờ vàng”, thực hiện ngay ca mổ và phát hiện trong ổ bụng có khoảng 2 lít máu không đông, tổ chức biểu mô gan vương vãi khắp ổ bụng, ngấm dịch mật gây ra tình trạng phản ứng thành bụng, xuất hiện các tổn thương gan.
Ca mổ kết thúc, tất cả các tổn thương vùng bụng của bệnh nhân đã được kiểm soát tốt. Bệnh nhân được đưa về khoa Hồi sức Ngoại của Bệnh viện Quân y 175, tiếp tục được theo dõi bởi các chuyên khoa khác nhau, tiếp tục được bù máu, điện giải, truyền dịch, kháng sinh, giảm đau và theo dõi liên tục. Hiện tại, bệnh nhân có thể tự thở hoàn toàn và giao tiếp với các y, bác sĩ. Tình trạng bệnh nhân diễn biến tốt lên rõ rệt so với trước khi mổ.
Trước đó, vào khoảng khoảng 04h00 ngày 01/10, nam bệnh nhân Trịnh Tân Tiến (31 tuổi, quê quán ở Ninh Thuận) khi đang khai thác hải sản trên biển thì bị ngã, đập mạnh người vào dây túi kéo cá của tàu. Các ngư dân trên tàu cá BĐ 96714 TS nhanh chóng đưa bệnh nhân vào Trung tâm Y tế Thị trấn Trường Sa (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa).
Các bác sĩ đầu ngành tại các chuyên khoa Khoa Ngoại Bụng, Khoa Ngoại Lồng ngực, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Hồi sức tích cực đã tiến hành phối hợp hội chẩn và xác định bệnh nhân bị đa chấn thương bao gồm chấn thương ngực kín, gãy hai xương sườn 6, 7 cung trước bên phải, dập phổi phía sau thùy S8-S9 có tràn dịch màn phổi phải ít, chấn thương bụng kín, dập vỡ gan lớn độ 4, chảy máu trong ổ bụng nhiều, theo dõi tổn thương tạng rỗng, biến chứng viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết do tai nạn lao động giờ thứ 28.
Tiếp đó, các bác sĩ đã tranh thủ “cướp giờ vàng”, thực hiện ngay ca mổ và phát hiện trong ổ bụng có khoảng 2 lít máu không đông, tổ chức biểu mô gan vương vãi khắp ổ bụng, ngấm dịch mật gây ra tình trạng phản ứng thành bụng, xuất hiện các tổn thương gan.
Ca mổ kết thúc, tất cả các tổn thương vùng bụng của bệnh nhân đã được kiểm soát tốt. Bệnh nhân được đưa về khoa Hồi sức Ngoại của Bệnh viện Quân y 175, tiếp tục được theo dõi bởi các chuyên khoa khác nhau, tiếp tục được bù máu, điện giải, truyền dịch, kháng sinh, giảm đau và theo dõi liên tục. Hiện tại, bệnh nhân có thể tự thở hoàn toàn và giao tiếp với các y, bác sĩ. Tình trạng bệnh nhân diễn biến tốt lên rõ rệt so với trước khi mổ.
9. Kích hoạt quy trình báo động đỏ, kịp thời cứu sống bệnh nhân bị vết thương tim

Tháng 10/2022, Bệnh viện Quân y 175 đã kích hoạt quy trình báo động đỏ (Code Red) để cấp cứu, phẫu thuật kịp thời, cứu sống bệnh nhân Lê Văn H, 32 tuổi bị vết thương tim( do dao đâm vào tim)
Được biết, khoảng 5h20 phút ngày 22/10, bệnh nhân H. được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 175 trong tình trạng sốc, lơ mơ, mạch 160 lần/phút, huyết áp tụt kẹt 60/40. Bệnh nhân được chẩn đoán: Chèn ép tim cấp, sốc mất máu do vết thương tim/ đa vết thương (vết thương ngực trái, vết thương phần mềm cánh tay trái, lưng trái, vết thương hàm mặt).
Kíp trực ngay lập tức kích hoạt Báo động đỏ (Code Red), chuyển bệnh nhân thẳng phòng mổ lúc 5h30 phút, ê kíp phẫu thuật – hồi sức tim phối hợp giữa các khoa: Cấp cứu lưu, Hồi sức tích cực ngoại, Gây mê hồi sức, Phẫu thuật tim mạch đã nhanh chóng mở ngực, giải phóng chèn ép tim (500ml máu không đông + 100ml máu đông), kiểm tra tổn thương (rách thất trái 1x2cm, rách phổi trái), được khâu vết thương thất trái, lấy máu đông khoang màng phổi trái (300ml), khâu vết thương phần mềm hàm mặt, tay, lưng.
Với sự chẩn đoán chính xác, tổ chức phối hợp chuyên nghiệp, nhịp nhàng, nhanh chóng, chỉ sau khi đến bệnh viện 25 phút bệnh nhân đã được xử lý triệt để tổn thương, cứu sống tính mạng. Bệnh nhân được rút nội khi quản sau mổ 2 giờ, điều trị hậu phẫu tại khoa Phẫu thuật tim mạch hiện ổn định, phục hồi tốt. Bệnh nhân đã xuất viện ngày 27/10/2022
Được biết, khoảng 5h20 phút ngày 22/10, bệnh nhân H. được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 175 trong tình trạng sốc, lơ mơ, mạch 160 lần/phút, huyết áp tụt kẹt 60/40. Bệnh nhân được chẩn đoán: Chèn ép tim cấp, sốc mất máu do vết thương tim/ đa vết thương (vết thương ngực trái, vết thương phần mềm cánh tay trái, lưng trái, vết thương hàm mặt).
Kíp trực ngay lập tức kích hoạt Báo động đỏ (Code Red), chuyển bệnh nhân thẳng phòng mổ lúc 5h30 phút, ê kíp phẫu thuật – hồi sức tim phối hợp giữa các khoa: Cấp cứu lưu, Hồi sức tích cực ngoại, Gây mê hồi sức, Phẫu thuật tim mạch đã nhanh chóng mở ngực, giải phóng chèn ép tim (500ml máu không đông + 100ml máu đông), kiểm tra tổn thương (rách thất trái 1x2cm, rách phổi trái), được khâu vết thương thất trái, lấy máu đông khoang màng phổi trái (300ml), khâu vết thương phần mềm hàm mặt, tay, lưng.
Với sự chẩn đoán chính xác, tổ chức phối hợp chuyên nghiệp, nhịp nhàng, nhanh chóng, chỉ sau khi đến bệnh viện 25 phút bệnh nhân đã được xử lý triệt để tổn thương, cứu sống tính mạng. Bệnh nhân được rút nội khi quản sau mổ 2 giờ, điều trị hậu phẫu tại khoa Phẫu thuật tim mạch hiện ổn định, phục hồi tốt. Bệnh nhân đã xuất viện ngày 27/10/2022
10. Điều trị thành công ca sốc nhiễm khuẩn do tác nhân Burkhoderia Pseudomalei, suy đa tạng

Bệnh nhân được hồi sức tích cực truyền máu, thay huyết tương kết hợp lọc máu liên tục nhiều ngày, kết quả cấy máu xác định là tác nhân vi khuẩn Burkholderia pseudomalei (đây là một vi khuẩn đã từng được sử dụng làm vũ khí sinh học gây bệnh Whitmore).
Bệnh nhân được hội chẩn với các chuyên gia hàng đầu về bệnh nhiệt đới, được điều trị tích cực và khỏi bệnh ra viện sau 63 ngày điều trị.
Ban truyền thông & Marketing – BVQY 175